TẶNG NGAY MỘT BÀN XẾP 40x60CM CHO CÁC BÉ MỚI ĐÓNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐẾN HẾT THÁNG 4/2025
NHỮNG ĐÔI TAY NHỎ - ƯƠM MẦM YÊU NƯỚC LỚN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các bạn nhỏ của chúng ta đã cùng nhau thực hiện một hoạt động vô cùng ý nghĩa: Chắp ghép lá cờ Tổ quốc bằng đôi bàn tay khéo léo và trái tim tràn đầy yêu thương!
Qua hoạt động này, các bé không chỉ rèn luyện sự khéo léo, tính kiên trì mà còn bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.






KHÔNG GIAN RIÊNG
THẾ GIỚI DIỆU KỲ CỦA CON!
Các bé út cưng được trải nghiệm một hoạt động siêu thú vị đó chính là chơi trong lều! Không chỉ đơn giản là một trò chơi, đây còn là một “ngôi nhà nhỏ” để con tự do khám phá thế giới của riêng mình.
Bé sẽ: Bò trốn tìm trong lều – rèn luyện vận động và kỹ năng phối hợp.
Khám phá các loại đồ chơi yêu thích – tự do chọn lựa và chơi theo cách của riêng mình.
Có một không gian yên tĩnh, riêng tư – nơi con cảm thấy an toàn, thoải mái, tự lập.
Với các bé từ 13-18 tháng tuổi, đây là giai đoạn con bắt đầu thích tự mình chơi với đồ vật. Việc tạo ra một “căn lều bí mật” như thế này giúp bé có thêm cảm giác chủ động, độc lập và tự tin hơn trong quá trình phát triển.
Ai nói bé còn nhỏ mà không cần không gian riêng? Với bé, chỉ cần một góc nhỏ cũng đủ để mở ra cả bầu trời tưởng tượng!


HOẠT ĐỘNG
🌊 "ĐONG NƯỚC VÀO CHAI" 🔹
Các bạn nhỏ lớp Sóc Nâu đã bước vào một thử thách đầy hứng khởi – làm thế nào để đong nước vào chai mà không bị tràn ra ngoài? Bé đã sử dụng phễu và ca múc nước để rót nước vào chai một cách khéo léo.
Nhưng vì sao bé không thể đổ nước trực tiếp vào chai mà cần đến phễu? 🤔




Câu hỏi này đã khiến các bé tò mò và suy nghĩ! Bởi vì miệng chai rất nhỏ, nếu bé đổ nước trực tiếp thì nước dễ bị tràn ra ngoài. Vì vậy, cô đã giới thiệu chiếc phễu – một dụng cụ giúp nước chảy vào chai dễ dàng mà không bị đổ ra ngoài.
👶💦 Thông qua hoạt động này, bé không chỉ hiểu được cách sử dụng phễu mà còn:
✅ Rèn luyện vận động tinh qua thao tác múc nước, châm nước.
✅ Phát triển sự phối hợp tay – mắt một cách khéo léo.
✅ Học cách cẩn thận khi thực hiện thao tác đong nước.
✅ Quan trọng nhất là vui chơi thoải mái với nước, giúp bé thích thú hơn khi đến lớp!
Đối với trẻ mầm non, các hoạt động liên quan đến nước luôn là một trải nghiệm đầy háo hức và đáng mong chờ!
Nước không chỉ giúp bé vui chơi thoải mái mà còn mang đến cơ hội để bé khám phá, học hỏi và rèn luyện kỹ năng một cách tự nhiên. Từ những giọt nước nhỏ bé, các con dần hiểu hơn về thế giới xung quanh, biết cách quan sát, suy luận và thực hành khéo léo hơn mỗi ngày.
💖 Những giây phút vui đùa cùng nước không chỉ là niềm vui mà còn là bài học đầu đời đáng nhớ! Hãy cùng chờ đón thêm nhiều hoạt động thú vị khác để các bé được trải nghiệm và phát triển thật toàn diện nhé! 🌈✨
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
CÂU HỎI ĐẶT RA
"LÀM SAO BỎ MỘT CHIẾC LÁ VÀNG TO VÀO MIỆNG CHAI NƯỚC SUỐI NHỎ?"
Tình huống có vấn đề trong dạy học mầm non là gì?
Tình huống có vấn đề trong dạy học mầm non là những tình huống được giáo viên xây dựng nhằm kích thích tư duy, giúp trẻ tìm tòi, khám phá và tự giải quyết vấn đề. Đây là một phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp trẻ phát triển khả năng suy luận, sáng tạo và chủ động trong việc học.
Đặc điểm của tình huống có vấn đề trong dạy học mầm non
Kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ
Tình huống phải gợi mở, khơi dậy sự hứng thú để trẻ muốn khám phá và tìm hiểu.
Có tính thách thức nhưng phù hợp với khả năng của trẻ
Không quá khó để trẻ cảm thấy chán nản, nhưng cũng không quá dễ khiến trẻ không có động lực suy nghĩ.
Tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ và tìm giải pháp
Khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến, thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau.
Có thể liên hệ với thực tế xung quanh trẻ
Tình huống gắn liền với cuộc sống, giúp trẻ thấy rõ ý nghĩa của việc tìm ra giải pháp.


Các bé lớp Sóc Nâu đã có một bài học vô cùng thú vị và bổ ích!
Ban đầu, các bé thử bỏ nguyên chiếc lá vào chai nhưng không thành công vì lá to hơn miệng chai. Sau đó, với sự tò mò và tư duy sáng tạo, các bé bắt đầu thử nghiệm nhiều cách khác nhau:
Có bạn đã xé nhỏ chiếc lá hoặc chọn những mảnh lá nhỏ hơn
Có bạn cuộn tròn chiếc lá hoặc xếp nhỏ chiếc lá lại
Có bạn vò nhàu để chiếc lá mềm hơn
Có bạn đổi chiều chiếc lá xoay phần cuống lá đưa vào miệng chai trước vì phần đó nhỏ hơn phần đầu lá
Qua hoạt động này, bé không chỉ rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề mà còn phát triển vận động tinh, giúp đôi tay thêm khéo léo!
Mỗi thử thách là một cơ hội để bé học hỏi và trưởng thành!


KỸ NĂNG SỐNG
Đối với trẻ nhà trẻ




Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết giúp trẻ nhỏ thích nghi và phát triển trong môi trường xã hội, đồng thời hỗ trợ xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ.
Đối với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ (khoảng từ 1-3 tuổi), việc rèn luyện kỹ năng sống nên dựa trên đặc điểm phát triển của trẻ ở giai đoạn này: khả năng quan sát, bắt chước, và tò mò khám phá. Dưới đây là một số kỹ năng sống quan trọng cần hướng dẫn cho trẻ:
1. Tự phục vụ bản thân (Self-care skills)
Ăn uống: Hướng dẫn trẻ sử dụng thìa, dĩa để ăn, cầm ly uống nước, cách bóc vỏ một số loại trái cây quen thuộc (chuối, quýt,..). Ban đầu cha mẹ nên hỗ trợ, sau đó để trẻ tự làm.
2. Rèn luyện kỹ năng vận động (Motor skills)
Vận động tinh (Fine motor skills): Dạy trẻ cầm bút màu vẽ, lắp ghép các khối hình đơn giản, đong hạt, đong nước,...
3. Giao tiếp và ứng xử (Social skills)
Chào hỏi và cảm ơn: Khuyến khích trẻ biết nói "dạ", "vâng", "cảm ơn" khi được giúp đỡ hoặc nhận đồ.
Chia sẻ: Hướng dẫn trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn bè, không giành giật.
Biết nói lời xin lỗi: Dạy trẻ nhận lỗi khi làm sai, giúp trẻ hiểu về hậu quả hành động.
4. Khám phá môi trường xung quanh (Exploration skills)
Quan sát và nhận biết: Hướng dẫn trẻ nhận biết các đồ vật, màu sắc, hình dạng, và con vật quen thuộc.
Khả năng tự bảo vệ: Dạy trẻ tránh xa các vật sắc nhọn, ổ điện, và không đi theo người lạ.
Ý thức về an toàn: Hướng dẫn trẻ không chạy ra đường, chơi ở nơi an toàn.
5. Tự lập và ra quyết định (Independence skills)
Làm những việc đơn giản: Khuyến khích trẻ dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.
Lựa chọn: Cho trẻ tự chọn giữa hai món đồ hoặc hoạt động đơn giản (chẳng hạn, chọn áo để mặc, đồ chơi để chơi).
Tự tin thể hiện bản thân: Hướng dẫn trẻ bày tỏ ý muốn hoặc cảm xúc một cách đơn giản.
6. Kiểm soát cảm xúc (Emotional regulation skills)
Xử lý cảm xúc tiêu cực: Khi trẻ khóc hoặc giận dỗi, dạy trẻ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu hoặc ôm an ủi.
Thể hiện cảm xúc tích cực: Hướng dẫn trẻ bày tỏ niềm vui, hạnh phúc qua lời nói và hành động.
KỸ NĂNG SỐNG
BÉ TẬP VẮT CAM


các bé nhỏ tại trường Mầm non Bảo Ngọc đã có một buổi học kỹ năng vô cùng thú vị – tập vắt nước cam! 🥰 Dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo, các bé được học cách sử dụng dụng cụ vắt cam đúng cách và khéo léo để vắt kiệt nước từ phần thịt quả cam
Các cô đã hướng dẫn bé làm sao để:
👉 Vắt cam thật khéo để lấy được hết phần nước ngọt ngào.
👉 Không vắt quá sát vỏ để nước cam không bị đắng.
👉 Học cách giữ gìn vệ sinh và biết ơn khi thưởng thức thành quả của chính mình.
Nhìn những đôi tay nhỏ xíu cầm chặt quả cam, nhẹ nhàng xoay xoay trên dụng cụ, đôi mắt chăm chú theo dõi từng giọt nước cam chảy xuống, mới thấy sự cố gắng và tập trung của các bé đáng yêu thế nào!
Kết thúc buổi học, các bé hào hứng thưởng thức ly nước cam ngọt lành do chính mình làm ra – một trải nghiệm vừa học vừa chơi, đầy ý nghĩa và bổ ích.



TÌM HIỂU VÀ LẶT RAU NGÓT
Các bé Sóc Nâu đã có một trải nghiệm vô cùng thú vị: quan sát và lặt rau ngót! Không chỉ được tìm hiểu về loại rau mới, các bé còn học cách lặt lá rau cẩn thận để giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm ngon lành. Đôi tay nhỏ xíu thoăn thoắt lặt từng chiếc lá, đôi mắt sáng ngời khám phá: "Ồ, lá này to hơn này!", "Lá này mềm mềm!". Từng nụ cười, từng lời nói của các bé khiến hoạt động lặt rau trở nên thật rộn ràng và đầy ắp tiếng cười. Đây không chỉ là một bài học thực tế mà còn giúp các bé rèn luyện sự khéo léo, tính kiên nhẫn và biết trân trọng công sức chuẩn bị bữa ăn của mẹ. Kết thúc buổi học, cả lớp vui vẻ khoe thành quả và háo hức chờ đợi món canh rau ngót thơm ngon từ bàn tay mẹ.
Chắc chắn đây sẽ là một bữa cơm đặc biệt, đầy yêu thương và niềm vui!

HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Chìa khoá vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ở độ tuổi nhà trẻ, trẻ không ngừng tò mò và khám phá thế giới xung quanh. Trong giai đoạn này, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, giúp trẻ:
- Khám phá cách thế giới vận hành thông qua việc cầm, nắm, di chuyển và sử dụng đồ vật.
- Phát triển kỹ năng vận động tinh như sự khéo léo, linh hoạt của đôi tay và phối hợp tay – mắt.
- Rèn luyện tư duy logic khi trẻ thử nghiệm và giải quyết vấn đề đơn giản.



1. Nhận biết tập nói qua hình ảnh
Cách làm: Sử dụng sách tranh, hình ảnh động vật, đồ vật, hoặc các thẻ flashcard. Hỏi bé: "Đây là con gì? Đây là màu gì?" và khuyến khích bé trả lời.
Lợi ích: Giúp bé phát triển vốn từ vựng, nhận biết màu sắc, hình dạng, và các khái niệm cơ bản.
2. Nhận biết tập nói qua đồ vật thực tế
Cách làm: Sử dụng các loại củ quả thật, một món đồ chơi hoặc vật dụng quen thuộc, hỏi bé: "Đây là cái gì?" hoặc "Có màu gì?", "Vỏ quả như thế nào?", "Có dạng hình gì?"
Lợi ích: Giúp bé kết nối từ ngữ với đồ vật xung quanh, tăng khả năng nhận biết và tư duy liên tưởng.
3. Tập nói qua bài hát và thơ ngắn
Cách làm: Hát các bài hát thiếu nhi hoặc đọc thơ có vần điệu như "Con gà gáy ò ó o", "Bé bé bằng bông".
Lợi ích: Ngôn ngữ theo nhịp điệu dễ nhớ, giúp bé học từ nhanh và phát âm chuẩn
4. Trò chơi lặp lại âm thanh
Cách làm: Bé nghe các âm thanh đơn giản như "meo meo", "gâu gâu", hoặc "bíp bíp" và lặp lại.
Lợi ích: Kích thích khả năng bắt chước âm thanh và phát triển cơ miệng
🌟 HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT VÀ TẬP NÓI CHO BÉ NHÀ TRẺ 🌟
Giai đoạn nhà trẻ (1-3 tuổi) là thời điểm vàng để phát triển ngôn ngữ và khả năng nhận biết của bé! Dưới đây là một số hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả để ba mẹ và thầy cô cùng đồng hành với bé trong hành trình khám phá thế giới ngôn từ:
NHẬN BIẾT TẬP NÓI
QUẢ QUÝT


BÉ SÓC NÂU NHÍ KHÁM PHÁ QUẢ QUÝT – HÀNH TRÌNH CẢM NHẬN BẰNG TẤT CẢ CÁC GIÁC QUAN!
Mỗi ngày, thế giới xung quanh bé đều đầy ắp những điều mới mẻ để khám phá! Hôm nay, các bạn nhỏ Sóc Nâu Nhí đã có một trải nghiệm vô cùng thú vị với quả quýt – một loại trái cây quen thuộc nhưng lại mở ra bao điều kỳ diệu khi bé được trực tiếp cảm nhận!
QUAN SÁT: Đôi mắt nhỏ long lanh thích thú khi nhìn thấy quả quýt tròn trịa, có màu cam rực rỡ. Bé tò mò cầm lên, lật qua lật lại để ngắm nhìn từng chi tiết.
CHẠM & CẦM NẮM: Đôi bàn tay bé xíu lần đầu tiên cảm nhận lớp vỏ sần sùi của quả quýt. Bé bóp nhẹ, vuốt ve, có bé còn thử lăn nó trên bàn và cười thích thú!
NGỬI: Khi vỏ quýt được tách ra, hương thơm dịu nhẹ lan tỏa, bé đưa mũi hít hà, ngạc nhiên với mùi hương tươi mát và đầy sức sống!
NẾM THỬ: Và khoảnh khắc mong chờ nhất chính là khi bé được nếm thử! Có bé cười tít mắt cô dạy bé từ "Ngon quá!", có bé nhăn mặt đáng yêu khi ấy cô dạy bé từ "Chua quá!" – những cảm xúc chân thật khi trải nghiệm một hương vị mới.
Bên cạnh đó cô tập bé "ạ" mỗi khi cô đưa bé trái quýt giúp trẻ hình thành được thói quen tốt trong giáo dục lễ giáo. Mỗi lần bé gọi tên được một sự vật hay diễn đạt cảm xúc, đó là một bước tiến lớn trong hành trình phát triển ngôn ngữ
Mỗi một vật thể, một sự vật trong thế giới xung quanh đều mang đến những bài học quý giá cho trẻ nhỏ. Việc quan sát, chạm, ngửi, nếm giúp bé không chỉ phát triển ngôn ngữ mà còn kích thích tư duy và giác quan, khơi dậy sự tò mò và niềm yêu thích khám phá.



NHẬN BIẾT TẬP NÓI
QUẢ BÍ ĐỎ
🌟 KHÁM PHÁ QUẢ BÍ ĐỎ CÙNG BÉ YÊU! ✨
Các bé đã có một buổi học thực tế với hoạt động nhận biết và tập nói từ liên quan đến quả bí đỏ! 🧡
Sau khi bí đỏ được thu hoạch trên sân thượng xong sẽ được đưa xuống lớp cho các bé học tập và có thêm vốn biểu tượng về quả bí đỏ bằng các giác quan: nhìn, sờ, ngửi, nếm.
👀 Bé quan sát: Cầm, sờ vỏ quả bí đỏ thô ráp, nhìn thấy ruột bên trong màu cam tươi cùng những hạt bí nhỏ xinh.
🗣 Bé tập nói: Học cách phát âm các từ bí đỏ, màu cam, cuống, vỏ bí, ruột, hạt bí, giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
🖍 Bé tập tô màu: Dùng bút sáp tô màu quả bí đỏ, rèn luyện đôi tay khéo léo và cách cầm bút đúng.
🎃 Bé thưởng thức món ăn ngon từ bí đỏ như canh bí đỏ, súp bí đỏ, bí đỏ hấp thịt trứng.
QUAN SÁT BÊN NGOÀI:
NHÌN, SỜ VỎ QUẢ






QUAN SÁT BÊN TRONG:
CẢM NHẬN RUỘT VÀ HẠT
TÔ MÀU QUẢ BÍ ĐỎ

HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT
Ở độ tuổi nhà trẻ, bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh qua vận động cơ thể. Những hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động thô và tinh. Các hoạt động thể chất phù hợp với kỹ năng vận động của trẻ gồm: bò, bật tại chỗ, vượt chướng ngại vật, lăn bóng,ném túi cát về phía trước,....
ĐỨNG THĂNG BẰNG VÀ GẮN BÓNG
Các bạn nhỏ Sóc Nâu Út đã có một buổi tập luyện thật thú vị và bổ ích với hoạt động giữ thăng bằng kết hợp gắn bóng lên dây!
Hoạt động này mang lại điều gì cho bé?
Phát triển vận động thô: Giúp bé rèn luyện khả năng giữ thăng bằng khi bước đi trên đường thẳng, đồng thời phối hợp tay và mắt và chân khi vừa ngồi xổm nhặt bóng và đứng lên gắn bóng lên dây.
Tăng sự tự tin: Từng bước chân vững vàng của các bé là một cột mốc đáng yêu trong hành trình phát triển.
Chuẩn bị kỹ năng cơ bản: Đây là nền tảng giúp các bé đi đứng, chạy nhảy một cách tự nhiên và khéo léo hơn sau này.
Với sự hướng dẫn tận tình từ các cô giáo và những tràng vỗ tay cổ vũ từ bạn bè, các bé không chỉ học được cách giữ thăng bằng mà còn cảm nhận được niềm vui khi hoàn thành thử thách.








Email: mnbaongoc.btan@moet.edu.vn